Các Trường Đại học đều sử dụng hình thức thi VSTEP trên máy tính. Để hoàn thành bài thi với thành tích tốt nhất, học viên hãy lưu ý:
- Nhập đúng tên đăng nhập và mật khẩu để tránh bị loại khỏi hệ thống.
- Kiểm tra màn hình và tai nghe kỹ trước khi bắt đầu thi.
- Không click vào những chỗ không liên quan trong bài làm để tránh bị thoát khỏi hệ thống và hủy bài thi.
- Nhấn nút “lưu bài” để hệ thống ghi lại kết quả.
- Kiểm tra lại đáp án trước khi nhấn “Nộp bài”.
Các trường tổ chức thi VSTEP trên máy tính
Theo Thông tư 24/2021/TT-BGDĐT ngày 08/9/2021 (ban hành kèm Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT) đã sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam của Bộ GD&ĐT. Theo đó thí sinh phải thi 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trên máy tính kể từ ngày 01/07/2023.
Chính vì vậy hiện nay hầu hết tất cả các trường Đại học đều sử dụng hình thức thi VSTEP trên máy tính. Chỉ có duy nhất Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội là vẫn sử dụng hình thức thi chứng chỉ tiếng anh VSTEP trên giấy.
Các trường Đại học tổ chức kỳ thi VSTEP trên máy tính hàng năm có lượng thí sinh đăng ký rất đông đó là: Đại học Hà Nội, Đại sư phạm Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân, Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Văn Lang, Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM…. Để biết thông tin chi tiết các trường thi VSTEP trên máy tính cùng với địa chỉ liên hệ, hãy xem tại bài viết: Các trường được cấp chứng chỉ VSTEP.
So sánh kỳ thi VSTEP trên máy tính và trên giấy
Định dạng bài thi VSTEP trên máy tính và trên giấy đều giống nhau về cấu trúc đề thi, số lượng câu hỏi, độ khó…Thí sinh đều phải trải qua 4 phần thi: nghe. nói, đọc, viết. Tuy nhiên hình thức thi trên máy tính có ưu điểm như đánh giá chính xác năng lực thí sinh. Không có các hành vi gian lận quay cóp vì mỗi thí sinh sẽ có đề thi riêng không giống nhau, chính vì vậy hình thức thi VSTEP trên máy tính gần như đều được áp dụng tại tất cả các đơn vị tổ chức thi.
Dưới đây là bảng so sánh hình thức thi VSTEP tên máy tính và trên giấy.
Kỹ năng thi | Thi VSTEP trên giấy | Thi VSTEP trên máy tính |
Kỹ năng nghe | Thí sinh sẽ nghe bài đọc hoặc bài hội thoại được giám khảo phát qua radio, thí sinh sẽ có 7 phút để điền và tô đáp án.
Cả phòng thi sẽ làm chung một bộ đề thi nghe. |
Thí sinh sẽ nghe bài đọc qua tai nghe và lần lượt trả lời từng câu hỏi. Sau khi điền kết quả bấm next để chuyển sang câu hỏi khác.
Mỗi thí sinh sẽ làm một bộ đề thi riêng |
Kỹ năng nói | Thí sinh trả lời trực tiếp các câu hỏi của giám khảo. Ở phần 2-3 thí sinh sẽ có thời gian khoảng 1 phút để chuẩn bị câu trả lời. | Phần thi kỹ năng nói tùy mỗi trường mà cũng sẽ có hình thức khác nhau. Một số trường thí sinh sẽ đọc câu hỏi trên máy tính và ghi âm câu trả lời. Tuy nhiên hiện nay đa số vẫn giữ hình thức trả lời trực tiếp câu hỏi của giám khảo. |
Kỹ năng đọc | Thí sinh sẽ đọc 4 bài đọc khoảng 500 chữ trên giấy. Trả lời các câu hỏi dạng trắc nghiệm. | Thí sinh sẽ làm lần lượt từng câu hỏi trong bài thi và bấm next để chuyển câu hỏi |
Kỹ năng viết | Thí sinh sử dụng bút viết bài thi trên giấy. | Thí sinh thực hiện bài viết trên máy tính bằng các thao tác tin học văn phòng |
Thời gian thông báo kết quả | Thời gian công bố kết quả khi thi trên giấy là 10 – 13 ngày. | Thời gian công bố kết quả thi VSTEP trên máy tính là 5-7 ngày. |
Ưu – nhược điểm của hình thức thi VSTEP trên máy tính
Mặc dù cấu trúc đề thi giống nhau, số lượng câu hỏi và độ khó giống nhau nhưng hình thức thi trên máy tính có những ưu điểm nổi bật đó là:
Kỹ năng | Ưu điểm | Nhược điểm |
Listening | Có thể tranh thủ đọc câu hỏi trước khi bấm nghe. Có thể bấm nghe lại mà không phụ thuộc vào giám khảo như thi trên giấy.
Sử dụng tai nghe khi thi sẽ cho âm thanh chuẩn hơn, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bên ngoài giúp thí sinh có thể trả lời được nhiều câu hỏi hơn. |
Ở một số trường khi trả lời xong câu hỏi, ấn next để chuyển sang phần thi tiếp theo thì không thể back lại để sửa chữa. Không như làm trên giấy có thể sửa lại bất cứ lúc nào. |
Writing | Không phải lo về việc đề thi khó đọc.
Nếu như viết sai có thể xóa để biết lại mà không phải gạch bỏ hay tẩy xóa như thi trên giấy. Có thể dễ dàng bổ sung thêm ý, không sợ làm mất thẩm mỹ bài viết. Cấu hình có phần word count (đếm từ) không cần đếm mà có thể nhìn được số từ của bài viết. Từ đó có thể sắp xếp bố cục bài viết tốt hơn và dễ dàng triển khai sắp xếp ý tưởng viết. |
Thí sinh dự thi VSTEP bắt buộc phải thành thạo các kỹ năng tin học soạn thảo văn bản, mới có thể nhanh chóng hoàn thành bài thi viết trong thời gian ngắn nhất.
Khi hết giờ làm bài, hệ thống sẽ thoát màn hình làm bài và chuyển sang màn hình nộp bài luôn.Thí sinh không có thời gian check lỗi chính tả |
Reading | Đối với phần thi nói trả lời trên máy tính, thí sinh sẽ không bị áp lực, hồi hộp lo lắng như trả lời trực tiếp với giám khảo.
Bài đọc được hiển thị đầy đủ trên màn hình máy tính không bị ngắt dòng hay phải lật trang như thi trên trên. Có hiển thị thời gian làm bài giúp thí sinh phân bổ và quản lý thời gian tốt hơn |
Khi làm bài thi trên giấy có thể đọc hết một lượt tất cả các câu hỏi, lựa chọn những câu dễ làm trước câu khó để lại làm sau. Thi trên máy tính sẽ phải bấm next để chuyển lần lượt từng câu hỏi.
Nhanh mỏi mắt khi làm bài trong thời dài. |
Để có thể đặt được thành tích cao khi thi VSTEP trên máy tính phải có kiến thức tổng quát, trí nhớ tốt, nhanh nhạy và kỹ năng tin học văn phòng mức khá trở lên. Chính vì vậy học viên cần phải có phương pháp ôn thi VSTEP hiệu quả, học đúng trọng tâm biết rõ những kinh nghiệm và mẹo làm bài thì mới có thể vượt qua kỳ thi này.
Hướng dẫn các bước làm bài thi VSTEP trên máy tính
Kỳ thi VSTEP trên máy tính được thực hiện theo quy định chung của Bộ GD&ĐT. Cấu trúc đề thi VSTEP của các trường đều giống nhau, chỉ khác về nội dung câu hỏi. Dưới đây là hướng dẫn các bước làm bài thi VSTEP trên máy tính.
- Bước 1: Thí sinh điền đầy đủ thông tin đăng nhập và mật khẩu. Lưu ý nhập đúng chính xác từ viết hoa và cả chữ số.
- Bước 2: Kiểm tra tai nghe và mic thu âm theo các hướng dẫn trên màn hình.
- Bước 3: Thí sinh và có nút chụp hình để lưu lại hình ảnh và nhấn nút nhận đề để bắt đầu làm bài.
- Bước 4: Thực hiện phần thi VSTEP Listening trên máy tính
- Bước 5: Thực hiện phần thi VSTEP Reading trên máy tính.
- Bước 6: Thực hiện phần thi VSTEP Writing trên máy tính.
- Bước 7: Thực hiện phần thi VSTEP Speaking trên máy tính.
- Bước 8: Sau khi kết thúc phần cuối, thí sinh ấn nút nộp bài để kết thúc.
Xem thêm:
Download miễn phí sách luyện thi VSTEP.
Nhận Tư Vấn Xác Định Trình Độ Vstep Miễn Phí – Định Hướng Phương Pháp Ôn Luyện Cấp Tốc – Lấy Chứng Chỉ Trong 3 Tuần
Lưu ý khi làm bài thi VSTEP trên máy tính
Dưới đây là một số lưu ý khi làm bài thi tiếng anh VSTEP trên máy tính, học viên hãy ghi nhớ để không ảnh hưởng đến kết quả bài thi.
- Đọc thật kỹ và nhập chính xác tên đăng nhập và mật khẩu, nhập sai sẽ không thể làm bài.
- Hãy kiểm tra thật kỹ màn hình, tai nghe trước khi bắt đầu thi để tránh gặp lỗi trong quá trình làm bài.
- Không click chuột vào những chỗ không thuộc phạm vi bài làm, có thể bị thoát khỏi hệ thống và bị hủy bài thi đang làm.
- Hãy bấm nút “lưu bài “ để hệ thống ghi lại kết quả đề phòng trường hợp lỗi kỹ thuật hay mất điện.
- Nên kiểm tra kỹ lại đáp án trước khi ấn nút “Nộp bài”, học viên sẽ không thể sửa đáp án khi đã nộp bài.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết và hướng dẫn cách làm bài thi VSTEP trên máy tính. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp học viên làm quen với bài thi thực tế.
Xem thêm:
Hướng dẫn đăng ký thi thử VSTEP online miễn phí.
Tôi đã làm việc trong lĩnh vực Vstep tại Việt Nam được hơn 5 năm với tư cách là Giảng viên Ngôn ngữ Thứ hai Tiếng Anh và Cố vấn học thuật Vstep. Kinh nghiệm của tôi là đào tạo học sinh trung học, sinh viên và người sau đại học. Tôi hiện là người quản lý trực tiếp cho các giáo viên Vstep và hỗ trợ họ phát triển chuyên môn thông qua các cuộc họp, hội thảo, quan sát và đào tạo thường xuyên.
Tôi có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, giáo dục, viết học thuật và ngôn ngữ học. Tôi có bằng Cử nhân Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học 2:1 của Đại học Leeds và chứng chỉ TEFL 120 giờ.
Triết lý của tôi là mọi người ở mọi công việc trong cuộc sống đều phải có cơ hội tiếp cận bình đẳng với nền giáo dục chất lượng cao. Tôi đặc biệt đam mê giáo dục nhu cầu đặc biệt và quyền mà trẻ/người lớn có nhu cầu đặc biệt được hỗ trợ chính xác và công bằng trong suốt sự nghiệp giáo dục của họ.
Trong thời gian rảnh rỗi, tôi thích đọc sách, viết lách và khiêu vũ. Tôi rất nhiệt tình với việc học của chính mình cũng như của người khác, và mong muốn được tiếp tục học tập và một ngày nào đó sẽ tiếp tục việc học của mình thông qua bằng cấp sau đại học.