Chuyên viên cao cấp có mấy bậc? Điều kiện học và thi là gì?

Chuyên viên cao cấp là gì? Bậc lương chuyên viên cao cấp được tính thế nào? Điều kiện thi chuyên viên cao cấp gồm những gì? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp đầy đủ, chi tiết tại bài viết này.

Chuyên viên cao cấp là gì?

Chuyên viên cao cấp tiếng anh là senior – specialist. Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 2/2021/TT-BNV chuyên viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất về một hoặc một số lĩnh vực trong cơ quan, tổ chức hành chính ở cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh.

Chuyên viên cao cấp là những người chịu trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, thẩm định, hoạch định chính sách, chiến lược vĩ mô theo ngành, lĩnh vực hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương.

Một số chức danh của chuyên viên cao cấp theo ngành nghề như: Kiểm toán viên cao cấp, Thanh tra viên cao cấp, Kế toán viên cao cấp

Chuyên viên cao cấp
Chuyên viên cao cấp là công chức làm việc trong bộ máy hành chính cấp Tỉnh, cấp Trung ương

Mã ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương

Dưới đây là thông tin chi tiết về mã ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương cùng được lương công chức nhóm A3. Cụ thể như sau:

  • Chuyên viên cao cấp – Mã ngạch 01.001.
  • Thanh tra viên cao cấp – Mã ngạch 04.023.
  • Kế toán viên cao cấp – Mã ngạch 06.029.
  • Kiểm tra viên cao cấp thuế – Mã ngạch 06.036.
  • Kiểm tra viên cao cấp hải quan – Mã ngạch 08.049.
  • Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng – Mã ngạch 07.044.
  • Kiểm toán viên cao cấp – Mã ngạch 06.041.
  • Chấp hành viên cao cấp – Mã ngạch 03.299.
  • Thẩm tra viên cao cấp – Mã ngạch 03.230.
  • Kiểm soát viên cao cấp thị trường – Mã ngạch 21.187.

Nhiệm vụ của chuyên viên cao cấp?

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BNV nhiệm vụ cụ thể của chuyên viên cao cấp như sau:

  • Chịu trách nhiệm xây dựng góp phần làm hoàn thiện hiến pháp, các bộ luật, các quy định, các quy tắc, chế định của Bộ, ngành hoặc đề án, chương trình phát triển kinh tế – xã hội của các Tỉnh, Thành phố.
  • Trực tiếp chỉ đạo, triển khai hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các quy định, luật lệ của nhà nước và đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả nhằm hài hòa các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi tổ chức trong một trật tự XH, hướng tới sự tổng hòa các lợi ích của cộng đồng.
  • Thực hiện các công việc như: tổng kết, đánh giá và đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường sự hiệu quả của công tác quản lý.
  • Chịu trách nhiệm nghiên cứu phát triển các đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.
  • Chịu trách nhiệm đứng đầu trong công tác tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các lớp, chương trình tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của ngành, lĩnh vực mà mình đang quản lý.

Lương chuyên viên cao cấp có mấy bậc?

Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định như sau: Ngạch Chuyên viên cao cấp (mã số 01.001) áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1). Lương chuyên viên cao cấp sẽ có 6 bậc với hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, công thức tính lương của chuyên viên cao cấp như sau: Lương chuyên viên cao cấp = Hệ số x Mức lương cơ sở

Từ 01/7/2023 mức lương cơ sở của chuyên viên cao cấp là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15). Từ các thông tin trên dưới đây là bảng lương chuyên viên cao cấp bao gồm các bậc, hệ số và mức lương của 6 bậc.

Bậc lương Hệ số lương Mức lương ( VNĐ)
Bậc 1 6,2 11.160.000
Bậc 2 6,56 11.808.000
Bậc 3 6,92 12.456.000
Bậc 4 7,28 13.104.000
Bậc 5 7,64 13.752.000
Bậc 6 8 14.400.000

Điều kiện và tiêu chuẩn thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp

Để trở thành chuyên viên cao cấp, công chức cần phải hoàn thành khóa bồi dưỡng và kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp. Ngoài những quy định về đối tượng được phép thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp, công chức cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác.
  • Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ tương đương.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
  • Thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên. Trường hợp thời gian giữ ngạch tương đương với chuyên viên chính thì phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 1 năm (đủ 12 tháng).
  • Đã trực tiếp tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 2 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ hoặc cấp tỉnh mà cơ quan đang công tác được giao nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng. Đề tài đề án tham gia phải được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
  • Có quyết định được cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ tham gia của người có thẩm quyền.
  • Có quyết định cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp tỉnh hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền.

Hồ sơ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp?

Để hoàn thiện hồ sơ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp các bạn phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • 01 Phiếu đăng ký quản lý nhà nước theo mẫu quy định.
  • 01 Bằng tốt nghiệp trình độ cao nhất bản photo công chứng.
  • 03 ảnh chân dung 3×4 chụp mới.
  • 01 bản CMND photo công chứng.
  • Quyết định tuyển dụng công chức, quyết định nâng lương.
  • Chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính.

Xem thêm:

Lãnh đạo cấp phòng là gì? Điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng gồm những gì?

Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp

Trước năm 2020 chương trình bồi dưỡng chuyên viên cao cấp gồm 14 chuyên đề giảng dạy, 4 chuyên đề báo cáo, đi thực tế và viết đề án. Đến ngày 16/12/2020, Bộ Nội Vụ đã ban hành Quyết định 1085/QĐ-BNV quy định một số thay đổi về chương trình bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp sẽ có 20 chuyên đề giảng dạy và 04 chuyên đề báo cáo, đi thực tế và viết đề án.

Đến ngày 02/6/2022, Bộ Nội vụ tiếp tục có thay đổi về Chương trình bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương tại Quyết định số 422/QĐ-BNV. Chương trình bồi dưỡng chuyên viên cao cấp sẽ có 27 chuyên đề giảng dạy và 6 chuyên đề báo cáo, đi thực tế, viết đề án, kiểm tra. Cụ thể như sau:

  • Phần I: Kiến thức, bao gồm 13 chuyên đề và 03 chuyên đề báo cáo.
  • Phần II: Kỹ năng, bao gồm 14 chuyên đề và 03 chuyên đề báo cáo.
  • Phần III: Đi thực tế, kiểm tra, viết đề án cuối khóa.

Thời gian học chương trình bồi dưỡng là 8 tuần với tổng thời lượng là 320 tiết (8 tiết/ngày). Trong đó sẽ có 108 tiết lý thuyết, 164 tiết thảo luận, 24 tiết chuyên đề báo cáo 24, 4 tiết kiểm tra 4 tiết, 12 tiết đi thực tế và 8 tiết viết đề án.

Xem thêm:

Chuyên viên chính là gì? Các điều kiện để được bổ nhiệm chuyên viên chính?

Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp

Ngày 31/12/2013, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 2375/QĐ-BNV ban hành Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp. Bộ tài liệu gồm 2 phần nội dung bên trong gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, quy định mới về chính sách pháp luật, phát triển kỹ năng lãnh đạo…Dưới đây là link download tài liệu bồi dưỡng chuyên viên cao cấp, các bạn hãy tải về để tham khảo..

Nội dung tài liệu:

Phần I: Kiến thức nâng cao.

+ Chuyên đề 1: Hành chính công trong xu thế phát triển.

+ Chuyên đề 2: Những đặc trưng của hành chính nhà nước ở Việt Nam.

+ Chuyên đề 3: Phân tích chính sách công.

+ Chuyên đề 4: Xây dựng và quản lý chiến lược trong khu vực công.

+ Chuyên đề 5: Quản lý tổ chức và nhân sự hành chính nhà nước trước những thách thức mới.

+ Chuyên đề 6: Quản lý nhà nước về kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Chuyên đề 7: Quản lý tài chính công và định hướng cải cách.

+ Chuyên đề 8: Thách thức trong quản lý nhà nước về dịch vụ công.

+ Chuyên đề 9: Định hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực xã hội.

+ Chuyên đề 10: Cục diện kinh tế – chính trị thế giới và tác động đến Việt Nam.

+ Chuyên đề 11: Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

+ Chuyên đề 12: Thách thức trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

+ Chuyên đề 13: Thách thức trong quản lý nhà nước về khoa học – công nghệ.

+ Chuyên đề 14: Thách thức trong quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc.

+ Chuyên đề 15: Thách thức trong quản lý nhà nước về đô thị.

+ Chuyên đề 16: Cơ chế phối hợp giữa cơ quan hành pháp với cơ quan tư pháp trong quản lý nhà nước.

Nội dung tài liệu:

Phần II: Kỹ năng

+ Chuyên đề 17: Kỹ năng ủy quyền.

+ Chuyên đề 18: Kỹ năng tạo động lực làm việc.

+ Chuyên đề 19: Kỹ năng xây dựng và quản lý dự án.

+ Chuyên đề 20: Kỹ năng quản lý xung đột trong công vụ.

+ Chuyên đề 21: Kỹ năng quản lý sự thay đổi.

Phần III: Đi thực tế và làm đề án cuối khóa.

Thông Báo Mở Lớp Quản Lý Nhà Nước Ngạch Chuyên Viên, Chuyên Viên Chính, Lãnh Đạo Cấp Phòng – Giảng Viên Trường Cán Bộ Quản Lý VHTTDL

Nhận tư vấn từ giảng viên

Trên đây là những thông tin về chuyên viên cao cấp là gì? Tiêu chuẩn và điều kiện dự thi? Cùng với đó là tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn thi. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Cách tính bậc lương khi chuyển ngạch công chức, viên chức.

Hướng dẫn chuyển ngạch viên chức sang công chức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0369 830 812 Cô Quỳnh

Hỗ trợ liên tục 24/7



    Học viên: Lê Minh Toàn
    SĐT: 0913570xxx
    Đã để lại SĐT nhận tài liệu Vstep định dạng 2024