Cách tính bậc lương khi chuyển ngạch công chức, viên chức

Cách tính bậc lương khi chuyển ngạch công chức như thế nào? Cách xếp lương khi chuyển ngạch chuyên viên chính được quy định ra sao? Ở bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp và hướng dẫn cách xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức theo quy định mới nhất.

Hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức

Quy định về cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức đã được trình bày rất chi tiết tại thông tư 02/2007/TT-BNV . Cụ thể như sau:

Trường hợp 1:  Công chức, viên chức nâng ngạch chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ.

Cách xếp lương khi chuyển ngạch chuyên viên chính sau khi nâng ngạch, sẽ được căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ và xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian nâng lương sẽ được tính từ ngày công chức viên chức được bổ nhiệm.

Ví dụ:  Anh A đang giữ ngạch Thư ký viên và hưởng hệ số lương 2,34 sau khi được nâng ngạch lên Thư ký viên chính thi mức lương của anh A sẽ được tính theo mức lương cao hơn gần nhất của ngạch Thư ký viên chính.

Trường hợp 2: Công chức, viên chức nâng ngạch đang được hưởng phụ cấp vượt thâm niên.

Lương của công chức viên chức sau khi nâng ngạch, sẽ căn cứ vào hệ số lương đang hưởng cộng với phụ cấp ở ngạch cũ và xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.Thời gian nâng lương sẽ được tính từ ngày công chức viên chức được bổ nhiệm.

Ví dụ: Bà A đang hưởng 6% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên (tổng hệ số lương 4,98 cộng 6% phụ cấp như vậy hệ số lương của bà A hiện tại là 5,28). Sau đó bà A đạt kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính và được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính. Như vậy mức lương của bà A được căn cứ theo tổng hệ số lương đang hưởng ở ngạch chuyên viên là 5,28 để xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất là 5,42 của ngạch chuyên viên chính. 

Trường hợp 3: Công chức viên chức nâng ngạch, đang được hưởng mức lương cùng với phụ cấp ở ngạch cũ, cao hơn bậc lương cuối ở ngạch mới.

Lương của công chức viên chức sau khi nâng ngạch, sẽ được xếp vào hệ số lương cao nhất cùng với hệ số chênh lệch để bằng với lương và phụ cấp đang hưởng ở ngạch cũ. Nếu sau này công chức viên chức tiếp tục chuyển ngạch, sẽ được cộng toàn bộ hệ số chênh lệch này vào hệ số lương ở ngạch mới.

Ví dụ: Ông A đang hưởng 15% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch kiểm ngân viên (hệ số lương của ông A là 3,63 cộng 15% phụ cấp mức lương đang hưởng ở ngạch kiểm ngân viên là 4,17).  Sau đó ông A được nâng lên ngạch cán sự, do tổng hệ số lương 4,17 đang hưởng ở ngạch kiểm ngân viên lớn hơn hệ số lương 4,06 ở bậc cuối cùng trong ngạch cán sự, nên ông B được sẽ được xếp vào hệ số lương 4,06 (bậc 12 ngạch cán sự) và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11 (4,17 – 4,06) kể từ ngày được bổ nhiệm vào ngạch cán sự.

2 năm sau nếu như đủ điều kiện ông A sẽ được hưởng thêm 5% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cán sự và tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11.

Sau đó ông A tiếp tục được nâng lên ngạch chuyên viên thì ông A được căn cứ vào tổng hệ số lương cộng hệ số chênh lệch bảo lưu và 5% phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cán sự là 4,37 (4,06 + 0,11 + 5%VK của 4,06) để xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất ở ngạch chuyên viên là 4,65 và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11.

cách tính bậc lương khi chuyển ngạch
Lương công chức khi chuyển ngạch, nâng ngạch sẽ được thực hiện theo thông tư 02/2007/TT-BNV

Cách xếp bậc lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức

Theo thông tư 02/2007/TT-BNV cách xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức được quy định như sau:

Trường hợp 1: Công chức, viên chức chuyển ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ.

Lương của công chức, viên chức sau khi chuyển ngạch sẽ được xếp bằng với bậc lương ở ngạch mới, cộng với phụ cấp thâm niên (nếu có).

Trường hợp 2: Công chức, viên chức chuyển ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ.

Lương của công chức, viên chức sau khi chuyển ngạch mới sẽ căn cứ vào hệ số lương ở ngạch cũ cộng với phụ cấp vượt thâm niên (nếu có). Xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Ví dụ: Công chức từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại khoản 1 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV.

Trường hợp 3: Công chức viên chức chuyển ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ.

Lương của công chức, viên chức sau khi chuyển ngạch mới sẽ được xếp bằng với bậc cao nhất của ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ. Kể cả phụ cấp vượt thâm niên.

Ví dụ: Công chức từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2, thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV và được hưởng thêm hệ số chênh lệch (kể cả phụ cấp) cho bằng hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

Xem thêm:

Hướng dẫn chuyển ngạch viên chức.

Cách tính lương khi chuyển loại công chức, viên chức

Trong trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A (gồm A0 và A1) hoặc từ loại C sang loại B. Cách tính lương được thực hiện giống như cách xếp lương khi chuyển ngạch công chức, viên chức ở trên.

Thông Báo Mở Lớp Quản Lý Nhà Nước Ngạch Chuyên Viên, Chuyên Viên Chính, Lãnh Đạo Cấp Phòng – Giảng Viên Trường Cán Bộ Quản Lý VHTTDL

Nhận tư vấn từ giảng viên

Trên đây là hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức viên chức. Hy vọng những thông tin này đã giúp các bạn hiểu rõ cách tính bậc lương khi chuyển ngạch. Nếu như các bạn vẫn còn những thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

Xem thêm:

Lương chuyên viên cao cấp có mấy bậc.

Cách xếp lương theo mã ngạch nhân viên trong cơ quan nhà nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0369 830 812 Cô Quỳnh

Hỗ trợ liên tục 24/7