Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng cần những điều kiện gì

Lãnh đạo cấp phòng là gì? Nhiệm vụ của của lãnh đạo cấp phòng làm công việc gì? Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng theo hướng dẫn của Bộ Nội Vụ như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp tại bài viết này.

Lãnh đạo cấp phòng là gì?

Lãnh đạo cấp phòng là những cán bộ, công chức nắm giữ vị trí đứng đầu trong một phòng, ban, bộ phận, đơn vị nhỏ trong một tổ chức hành chính hoặc doanh nghiệp. Theo thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ Nội vụ quy định, lãnh đạo cấp phòng là người đã hoàn thành khóa bồi dưỡng quản lý lãnh đạo cấp phòng. Có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác. Có khả năng lãnh đạo, quản lý tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được cơ quan giao trách nhiệm lãnh đạo, quản lý.

Lãnh đạo cấp phòng cần có năng lực gì?

Năng lực lãnh đạo cấp phòng được xem xét trên 3 phương diện như: năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra ở mỗi chuyên ngành sẽ có thêm những tiêu chí khác nhau, mà lãnh đạo cấp phòng cần phải phát triển như: kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng viết, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý văn bản…

Vị trí và vai trò của lãnh đạo cấp phòng

Lãnh đạo cấp phòng là cán bộ nắm giữ vị trí đứng đầu một phòng ban trong nền hành chính, vì vậy vai trò của lãnh đạo cấp phòng là:

  • Tham mưu giúp người đứng đầu cơ quan (giám đốc, chủ tịch…) quản lý, thực hiện các công tác phù hợp với trình độ chuyên môn.
  • Trình bày các yêu cầu, nguyện vọng của cấp dưới với lãnh đạo cấp trên.
  • Trực tiếp quản lý nhân viên cấp dưới, quản trị những công việc thuộc phòng ban mình đảm nhiệm.
  • Lập kế hoạch và đưa ra kế hoạch quản lý việc làm, phân công công việc cho nhân viên cấp dưới.
  • Truyền cảm hứng tạo động lực làm việc cho các nhân viên thuộc phòng ban của mình.
  • Giải quyết vấn đề nội bộ và báo cáo tình hình hoạt động lên cấp quản lý cao hơn.
Lãnh đạo cấp phòng là người nắm giữ vị trí đứng đầu phòng ban trong cơ quan hành chính nhà nước
Để được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo cấp phòng công chức cần phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng

Chức năng nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng

Nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng đã được quy định rất rõ ràng tại Luật cán bộ Công chức năm 2008. Cụ thể như sau:

  • Xây dựng kế hoạch thực hiện các đề án, dự án để thủ trưởng cơ quan trình cấp có thẩm quyền hoặc đưa ra ý kiến thực hiện.
  • .Tổ chức thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn, hướng dẫn kiểm tra tình hình thực hiện công việc thuộc lĩnh vực quản lý của phòng.
  • Xây dựng các quyết định quy hoạch, kế hoạch
  • Quản lý nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính của phòng đang quản lý.
  • Xây dựng, trình lãnh đạo cấp trên ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác chuyên môn.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với trình độ chuyên môn, theo sự phân công của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
  • Xây dựng kế hoạch đặt ra mục tiêu cụ thể và xác định các bước hành động để đạt được mục tiêu đó.
  • Phối hợp với các đơn vị khác, cộng đồng, và đối tác để thúc đẩy hợp tác và phối hợp công việc.

Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng

Theo thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ Nội vụ quy định trình độ đào tạo của lãnh đạo cấp phòng thuộc các sở, ban, ngành là có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác. Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn chung:

  • Bảo đảm các tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm.
  • Được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm.
  • Có hồ sơ lý lịch được xác minh,  có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
  • Tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm.
  • Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ
  • Không thuộc các trường hợp vi phạm bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và pháp luật.

Tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý:

  • Có thời gian công tác trong ngành tối thiểu từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 03 năm làm công tác trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao
  • Có thời gian đảm nhiệm chức vụ quản lý Phó Trưởng phòng hoặc tương đương tối thiểu từ 01 năm trở lên (trường hợp bổ nhiệm tại chỗ).

Điều kiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

  • Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sĩ;
  • Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
  • Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên.
  • Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên.
  • chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở lên.

Hỗ Trợ Ôn Luyện Thi Chứng Chỉ Lãnh Đạo Quản Lý Cấp Phòng Trong Thời Gian Ngắn Nhất – Bằng Chuẩn Hồ Sơ Gốc Trên Website Nhà Trường

Nhận tư vấn từ giảng viên

Quy định về số lượng lãnh đạo cấp phòng

Theo mục 2 Điều 6 Nghị định 107/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định về số lượng Phó Trưởng phòng như sau:

  • Các phòng thuộc Sở của thành phố Hà Nội và TPHCM có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc Sở của cấp tỉnh loại I (Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng..) có dưới 9 biên chế công chức và phòng thuộc Sở của cấp tỉnh loại II (Cao Bằng, Hà Giang..) và loại III (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên…) có dưới 8 biên chế công chức ngoài 1 Trưởng phòng được bố trí thêm 1 Phó phòng.
  • Các phòng thuộc Sở của thành phố Hà Nội và TPHCM có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Sở của cấp tỉnh loại I có từ 9 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc Sở của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 8 đến 14 biên chế công chức được bố trí thêm không quá 2 Phó phòng;
  • Các phòng thuộc Sở có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí thêm không quá 3 Phó phòng.

Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng

Theo quyết định 507/QĐ-BNV ngày 13/7/2023, Bộ Nội vụ công bố quy trình bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo hướng dẫn như sau.

Trường hợp 1: Đối với nguồn nhân sự tại chỗ

Bước 1: Tập thể lãnh đạo thảo luận và đề xuất về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp phòng.

Bước 2: Tập thể lãnh đạo thảo luận và thống nhất các tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Mỗi thành viên trong ban lãnh đạo sẽ giới thiệu 1 người được bổ nhiệm cho chức vụ lãnh đạo phòng. Người có số phiếu đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có công chức nào đạt trên 50% thì chọn 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống.

Bước 3: Căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của công chức. Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2 tiếp tục tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.  Trường hợp không có công chức nào đạt trên 50% thì chọn 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống.

Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự được tập thể lãnh đạo giới thiệu ở bước 3, tiếp tục giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.  Trường hợp không có công chức nào đạt trên 50% thì chọn 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống.

Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự. Trường hợp vẫn có 2 nhân sự có tỷ lệ bằng nhau thì người đứng đầu tập thể lãnh đạo sẽ đưa ra lựa chọn, đồng thời đưa ra ý kiến để các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Trường hợp 2: Nguồn nhân sự từ nơi khác

Bước 1: Sau khi có chủ trương của Lãnh đạo Sở thì các phòng thực hiện công việc sau:

  • Thông báo và trao đổi với đơn vị tiếp nhận công chức được bổ nhiệm.
  • Trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác với người được bổ nhiệm.
  • Thông báo với tập thể lãnh đạo nơi người được bổ nhiệm đang công tác.
  • Lấy ý kiến nhận xét và đánh giá xác minh lý lịch.

Bước 2: Ra văn bản thông báo kết luận về nhân sự được giới thiệu bổ nhiệm.

Bước 3: Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết bằng phiếu kín. Để được bổ nhiệm nhân sự cần phải đạt trên 50% kết quả biểu quyết.

Xem thêm:

Nội dung kỹ năng lập kế hoạch của lãnh đạo cấp phòng.

Các yếu tố cản trở lãnh đạo, quản lý cấp phòng

Trong quá trình hoạt động sẽ có rất nhiều yếu tố cản trở lãnh đạo cấp phòng thực hiện tốt vai trò chức trách lãnh đạo của mình. Các yếu tố gây cản trở có thể đến như:

Yếu tố đến từ bản thân

  • Một nhà lãnh đạo giỏi là phải có tầm nhìn xa, kiến thức quản trị và tổ chức triển khai chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước.
  • Có kinh nghiệm làm việc phong phú, có thời gian công tác trong ngành 3 năm trở lên.
  • Có bằng Đại học và có chứng chỉ quản lý nhà nước phù hợp với chức vụ.
  • Có trình độ tiếng anh, tin học phù hợp với quy định của nhà nước.

Yếu tố đến từ cấp dưới

  • Sự chuyên nghiệp và năng lực của nhân viên cấp dưới sẽ có sự ảnh hưởng đến năng lượng của lãnh đạo đạo cấp phòng.
  • Đội ngũ nhân viên cấp dưới thiếu động lực làm việc, không cố gắng học hỏi tiếp thu, làm việc máy móc dập khuôn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho lãnh đạo.
  • Cấp dưới là người có trình độ chuyên môn cao, ý chí cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp cho công việc được hoàn thành nhanh chóng, chính xác.

Yếu tố đến từ môi trường làm việc

  • Lãnh đạo cấp phòng không có quyền hạn trực tiếp tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng sa thải mà phụ thuộc cấp trên.
  • Tình hình kinh tế, tài chính, chính trị cũng gây ra sự ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo.
  • Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo không có sự nhất quán.
  • Mất nhiều thời gian xử lý các thủ tục hành chính.

Trên đây là những thông tin chi tiết về lãnh đạo cấp phòng là gì? Vị trí và vai trò? Tiêu chuẩn bổ nhiệm và quy trình bổ nhiệm….Mong rằng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ về lãnh đạo cấp phòng. Nếu như các bạn vẫn còn những thắc mắc hãy để lại bình luận hoặc liên hệ tới số hotline để được tư vấn

Xem thêm:

Download tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng phó phòng theo quy định của Bộ Nội vụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0369 830 812 Cô Quỳnh

Hỗ trợ liên tục 24/7



    Học viên: Lê Minh Toàn
    SĐT: 0913570xxx
    Đã để lại SĐT nhận tài liệu Vstep định dạng 2024