Theo nghị định 85/2023 sửa đổi một số điều của nghị định 115/2020 chính phủ đã bỏ thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và chuyển sang hình thức xét tuyển.
Vì sao lại bỏ thi nâng ngạch chuyên viên chính?
Ngày 25/08/2023 tại lễ khai mạc Kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức hành chính từ chuyên viên lên chuyên viên cao cấp. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thời gian tới sẽ tham mưu bỏ thi chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp để chuyển sang hình thức xét tuyển.
Kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp đã được thực hiện từ khi có Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29/04/2003 (sửa đổi). Lý giải cho việc bỏ thi chuyên viên chính bởi vì trong quá trình tổ chức thi, có một số khó khăn như sau:
- Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, các bộ, ngành, địa phương sẽ trực tiếp ban hành các tiêu chuẩn, điều kiện để tổ chức thi nâng ngạch, thăng hạng. Tuy nhiên mới chỉ có một số bộ, ngành ban hành thông tư hướng dẫn. Viên chức lại tập trung ở các ngành như: giáo dục, y tế, khoa học công nghệ…. mà những ngành này chưa ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để tổ chức thi, do vậy rất khó để tiến hành việc tổ chức thi.
- Việc chưa quy định được nội dung thi, dẫn tới đề thi chưa sát với yêu cầu vị trí việc làm cũng như công việc của viên chức. Vì vậy kỳ thi chỉ mang tính hình thức không phản ánh chính xác chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức thông qua bài thi.
- Số lượng viên chức hiện nay rất lớn, có gần 2 triệu viên chức mà quy định vị trí làm việc chưa rõ ràng. Điều này làm cho việc tổ chức thi hàng năm rất khó, số lượng kỳ thi được tổ chức rất ít. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao trình độ, quyền lợi chính đáng của đội ngũ viên chức đặc biệt là giáo viên khi đã đủ tiêu chuẩn, điều kiện mà chưa được thi.
- Tiêu chuẩn điều kiện thi nâng ngạch chuyên viên chính là phải có chứng chỉ chuyên ngành.
Ví dụ: Phóng viên báo chí muốn thi nâng ngạch báo chí phải có chứng chỉ chuyên ngành báo chí.
Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa tổ chức được các lớp cấp chứng chỉ dẫn tới công chức chưa đủ điều kiện dự thi. Điều này đã gây nên rào cản, hạn chế trong quá trình thi. - Quá trình tổ chức kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính rất tốn kém chi phí cho ban tổ chức thi, công chức cũng phải bỏ thời gian ôn thi, chi phí đi lại tham dự các lớp bồi dưỡng. chính vì vậy việc bỏ thi chuyên viên chính sẽ tiết kiệm được chi phí cho xã hội và giảm được thủ tục hành chính.
Bộ Nội vụ cũng đã trình bày cơ sở pháp lý cho việc bỏ thi chuyên viên chính được căn cứ theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Điều 44 đã quy định rất rõ, việc thăng hạng có thể thực hiện theo hai hình thức là thi hoặc xét.
Cũng theo Khoản 2 Điều 31 Luật Viên chức năm 2010 có quy định việc bổ nhiệm vào ngạch viên chức cao hơn có thể thông qua hình thức thi hoặc xét. Vì vậy việc bỏ thi nâng ngạch chuyên viên chính hoàn toàn có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Chính thức bỏ thi nâng ngạch chuyên viên chính từ bao giờ?
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức hành chính tổ chức ngày 25/08/2023 là kỳ thi rất đặc biệt, tạo ra sự chuyển đổi cuối cùng cho kỳ thi chuyên viên cao cấp, kết thúc một giai đoạn lịch sử để chuyển đổi sang hình thức khác. Như vậy sau năm 2023 sẽ chính thức bỏ thi nâng ngạch chuyên viên chính, công chức chỉ cần đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ như có chứng chỉ chuyên viên chính, bằng đại học…và thông qua hình thức xét tuyển để được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính.
Ngày 07/12/2023 Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã thay mặt Chính phủ ký ban hành nghị định 85/2023 sửa đổi một số điều của nghị định 115/2020 về tuyển dụng và quản lý viên chức. Theo đó Chính phủ đã bãi bỏ hình thức thi, chỉ giữ lại xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức dựa vào năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Thông Báo Mở Lớp Quản Lý Nhà Nước Ngạch Chuyên Viên, Chuyên Viên Chính, Lãnh Đạo Cấp Phòng – Giảng Viên Trường Cán Bộ Quản Lý VHTTDL
Trên đây là những thông tin về việc bỏ thi chuyên viên chính. Hy vọng những thông tin trong bài đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết.
Xem thêm:
Dr. Douglas Foster – Chuyên Gia Kinh Tế Chính Trị Quốc Tế và Cố Vấn Học Thuật
Dr. Douglas Foster hiện là Hiệu trưởng của Scotch AGS từ năm 2023 và Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011. Với sự hiểu biết sâu sắc về giáo dục tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Dr. Foster đã có những đóng góp đáng kể trong vai trò lãnh đạo của mình. Ông đã dẫn dắt việc phát triển nhiều chương trình quốc tế hợp tác với các trường đại học danh tiếng như Đại học Western Sydney và Đại học Quebec Montreal. Với cam kết không ngừng cho sự phát triển giáo dục tại Việt Nam, Dr. Foster chú trọng đến việc phát triển năng lực của sinh viên để họ có thể thành công trong nền kinh tế toàn cầu. Những nỗ lực của ông đã góp phần tạo ra một môi trường giáo dục nuôi dưỡng tiềm năng của sinh viên và giúp họ tỏa sáng trong đấu trường quốc tế.
Dr. Foster là Giáo sư tại Trường Kinh doanh Western Sydney University từ tháng 9 năm 2022, và đã giữ vai trò Giám đốc Chương trình MBA điều hành tại Université du Québec à Montréal từ tháng 1 năm 2012. Trước đó, ông từng là Giảng viên cao cấp tại Trường Kinh doanh Quốc tế thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 và Giám đốc Điều hành tại Texas Premier Construction, Inc. từ năm 2002 đến 2012.
Ông đã hoàn thành Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Grand Canyon năm 2019, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Phoenix năm 2011, và Cử nhân Khoa học Quản lý tại Đại học Phoenix năm 2009. Trước đó, ông nhận bằng Cử nhân Kỹ thuật Cơ khí tại Đại học Texas A&M vào năm 1994. Những thành tựu và kinh nghiệm đa dạng của Dr. Foster minh chứng cho sự cam kết và khả năng lãnh đạo xuất sắc của ông trong lĩnh vực giáo dục và quản lý.
Với vai trò quan trọng, Dr. Douglas Foster đang đảm nhận chức vụ Cố vấn Học thuật cho các chương trình đào tạo quan trọng như Lãnh đạo cấp phòng, Chuyên viên, Chuyên viên chính tại Vstep Việt Nam. Sự chuyên sâu và am hiểu của ông về Kinh tế Chính trị Quốc tế đã góp phần quan trọng vào sự phát triển và chất lượng của những chương trình này.