Nên học chứng chỉ tiếng Anh nào để dễ xin việc? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bạn sinh viên đang chuẩn bị ra trường. Hiện nay chứng chỉ tiếng Anh là văn bằng không thể thiếu trong hồ sơ xin việc, có nhiều bằng cấp bạn sẽ giúp bạn tạo được nhiều ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Ở bài viết này chúng tôi sẽ sẽ làm rõ vấn đề, nên thi chứng chỉ tiếng Anh nào?
Xin việc làm cần những loại giấy tờ chứng chỉ gì?
Hồ sơ xin việc là thủ tục bắt buộc cần phải có khi đi xin việc, để các nhà tuyển dụng có thể nắm bắt thông về ứng viên. Từ đó sẽ thuận tiện, dễ dàng hơn trong quá trình sàng lọc, đánh giá trình độ năng lực của ứng viên. Hồ sơ xin việc thường có các loại giấy tờ như:
- Đơn xin việc.
- Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
- Sơ yếu lý lịch có chứng thực.
- Bản sao bằng cấp có chứng thực.
- Giấy khám sức khỏe còn thời hạn.
- Ảnh 3×4.
- CV xin việc.
- Bằng đại học.
Ngoài bằng cấp thì trong hồ sơ xin việc của ứng viên có thể nộp thêm một số loại giấy tờ như chứng chỉ tin học (chứng chỉ tin học thông tư 03, MOS, IC3, ICDL), chứng chỉ ngoại ngữ (6 bậc hoặc TOEIC, IELTS…), chứng chỉ chuyên viên (thi công chức).
Các loại chứng chỉ tiếng Anh thường dùng để xin việc?
Đi xin việc cần chứng chỉ tiếng Anh gì? Hiện nay có rất nhiều loại chứng chỉ tiếng Anh thường dùng để xin việc, gồm các loại chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và chứng chỉ tiếng Anh VSTEP. Dưới đây là 5 loại chứng chỉ tiếng Anh thường dùng để xin việc đó là:
- Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP A2, B1, B2, C1, C2
- Đơn vị cấp chứng chỉ: Bộ GD&ĐT.
- Năm ra đời: 2014.
- Đối tượng sử dụng: học sinh, sinh viên, giáo viên tiếng Anh, người đi làm, công chức.
Đây là các cấp bậc trình độ của bằng tiếng Anh VSTEP theo khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Hiện nay chứng chỉ tiếng Anh VSTEP rất phổ biến, được hầu hết các trường Đại học chấp nhận làm điều kiện ra trường. Mới đây chứng chỉ VSTEP cũng đã được một số trường Đại học lớn, sử dụng để ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng giống các loại chứng chỉ IELTS, TOEFL, TOEIC…Vì vậy bằng tiếng Anh VSTEP có thể dụng để xin việc ở tất cả các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn tại Việt Nam.
- Chứng chỉ tiếng Anh TOEIC
- Đơn vị cấp chứng chỉ: Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS)
- Năm ra đời: 1979
- Đối tượng sử dụng: Học sinh, sinh viên, người làm việc tại Hàn Quốc Nhật Bản….
Đây là chứng chỉ tiếng Anh sử dụng trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế. Bằng TOEIC cũng rất thông dụng tại Việt Nam, được nhiều công ty doanh nghiệp công nhận giá trị. Tuy nhiên văn bằng này lại không thích hợp, khi sử dụng trong môi trường học thuật hay du học.
- Chứng chỉ tiếng Anh IELTS
- Đơn vị cấp chứng chỉ: Cambridge Assessment English, Hội đồng Anh (British Council), IDP Education (Úc)
- Năm ra đời: 1989
- Đối tượng: Sinh viên, người làm việc môi trường quốc tế.
Đây là chứng chỉ tiếng Anh rất được ưa chuộng tại Việt Nam, với nội dung kiến thức rộng ở mọi lĩnh vực. Chứng chỉ tiếng Anh IELTS không những dùng để xin việc, mà còn có thể sử dụng để du học tại các quốc gia như: Anh, Mỹ, Canada…
- Chứng chỉ tiếng Anh CEFR
- Đơn vị cấp chứng chỉ: Bright online LLC Academy
- Năm ra đời: 1990
- Đối tượng sử dụng: Sinh viên du học tại các quốc gia châu Âu.
Đây là chứng chỉ của Hội đồng khảo thí ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR) tổ chức. Bằng tiếng Anh CEFR được nhà nước Việt Nam công nhân giá trị, có thể sử dụng để xin việc. Tuy nhiên lệ phí thi loại chứng chỉ này cao, địa điểm tổ chức không nhiều nên không phổ biến như các loại chứng chỉ khác.
- Chứng chỉ tiếng Anh Linguaskill
- Đơn vị cấp chứng chỉ: Hội đồng khảo thí tiếng Anh Cambridge
- Năm ra đời: 2020
- Đối tượng sử dụng: Người đi làm.
Đây là chứng chỉ tiếng Anh do Hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge tổ chức thi và cấp chứng chỉ. Chứng chỉ này gồm 2 bài thi là tổng quát và thương mại, thí sinh sẽ lựa chọn loại chứng chỉ phù hợp với nhu cầu để đăng ký thi. Hiện nay các trung tâm tổ chức thi Linguaskill không nhiều, nên văn bằng này cũng không phổ biến như các loại chứng chỉ khác.
Ngoài 5 loại chứng chỉ trên còn một số loại chứng chỉ tiếng Anh khác có thể sử dụng để xin việc như:
- TOEFL ITP bài thi này được thiết kế và phát triển bởi Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service – ETS). Bài thi TOEFL IBT dành riêng cho những người sử dụng tiếng anh như một ngoại ngữ.
- B1 Business Preliminary (PET) và B2 Vantage là bài thi tiếng anh thương mại sơ cấp và trung cấp dành cho những người đang chuẩn bị bước vào lĩnh vực kinh doanh và thương mại. Chứng chỉ này được tổ chức và cấp bằng bởi Đại học Cambridge. chứng chỉ này phù hợp với những bạn xin việc trong lĩnh vực kinh doanh.
- B2 First (FCE) là chương trình đánh giá kỹ năng ngôn ngữ, để học viên có thể sống và làm việc tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Các bạn có thể sử dụng chứng chỉ FCE để xin việc.
Nên học chứng chỉ tiếng Anh nào dễ xin việc?
Hiện nay một số công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn sẽ có những yêu cầu riêng về chứng chỉ tiếng Anh đối với ứng viên. Việc lựa chọn học và thi lấy chứng chỉ tiếng Anh nào, các bạn căn cứ mục tiêu nghề nghiệp, nơi làm việc để lựa chọn cho chính xác, phù hợp với nhu cầu.
Người làm cơ quan nhà nước
Theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GD&ĐT yêu cầu các ứng viên thi viên chức phải có bằng tiếng Anh A2 theo KNLNN 6 bậc áp dụng tại Việt Nam được quy đổi tương đương TOEIC 150 trở lên và IELTS 3.0 trở lên.
Như vậy, với người đi làm tại các cơ quan nhà nước thì nên chứng chỉ tiếng Anh VSTEP vì các lý do sau:
- Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP là chứng chỉ của Bộ GD&ĐT, có giá trị sử dụng tại mọi miền tổ quốc.
- Chương trình học đã được Việt hóa, kiến thức dễ học, dễ nhớ.
- Thời gian ôn luyện ngắn, thời gian cấp chứng chỉ nhanh.
- Có rất nhiều địa điểm thi, thời hạn sử dụng do cơ quan sử dụng lao động quyết định.
- Chứng chỉ VSTEP không chỉ dùng để xin việc mà có thể dùng để hoàn thiện hồ sơ thăng chức, nâng lương, chuyển ngạch…
Người làm doanh nghiệp trong nước
Môi trường doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng đa phần có sự liên kết với những doanh nghiệp nước ngoài, làm việc với ít nhiều văn kiện tiếng Anh. Để đáp ứng nhu cầu công việc các bạn chỉ cần học chứng chỉ tiếng Anh VSTEP là đủ. Hiện nay chứng chỉ tiếng Anh VSTEP đang được Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội xây dựng để trở thành chứng chỉ được quốc tế công nhận.
Người đi làm ở công ty nước ngoài
Những người có mục đích làm việc để định cư tại nước ngoài ,làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia hay công ty nước ngoài tại Việt Nam thì lựa chọn thi IELTS, TOEIC. Bởi vì đa số các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia đều có những yêu cầu rất khắt khe về chứng chỉ tiếng Anh của nhân viên. Mặc dù về trình độ kỹ năng, chứng chỉ tiếng Anh VSTEP vẫn có thể đáp ứng được. Tuy nhiên vì bằng VSTEP chưa được quốc tế công nhận, nên trong trường hợp này các bạn nên thi lấy những chứng chỉ tiếng Anh quốc tế lâu đời có danh tiếng.
Qua nội dung bài viết này, hy vọng các bạn đã có thể biết nên học chứng chỉ tiếng Anh nào để dễ xin việc. Nếu như các bạn còn thắc mắc gì, hãy để lại bình luận dưới bài viết này. Chúng tôi sẽ tư vấn trả lời trong thời gian sớm nhất. Chúc các bạn thành công.
Tôi đã làm việc trong lĩnh vực Vstep tại Việt Nam được hơn 5 năm với tư cách là Giảng viên Ngôn ngữ Thứ hai Tiếng Anh và Cố vấn học thuật Vstep. Kinh nghiệm của tôi là đào tạo học sinh trung học, sinh viên và người sau đại học. Tôi hiện là người quản lý trực tiếp cho các giáo viên Vstep và hỗ trợ họ phát triển chuyên môn thông qua các cuộc họp, hội thảo, quan sát và đào tạo thường xuyên.
Tôi có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, giáo dục, viết học thuật và ngôn ngữ học. Tôi có bằng Cử nhân Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học 2:1 của Đại học Leeds và chứng chỉ TEFL 120 giờ.
Triết lý của tôi là mọi người ở mọi công việc trong cuộc sống đều phải có cơ hội tiếp cận bình đẳng với nền giáo dục chất lượng cao. Tôi đặc biệt đam mê giáo dục nhu cầu đặc biệt và quyền mà trẻ/người lớn có nhu cầu đặc biệt được hỗ trợ chính xác và công bằng trong suốt sự nghiệp giáo dục của họ.
Trong thời gian rảnh rỗi, tôi thích đọc sách, viết lách và khiêu vũ. Tôi rất nhiệt tình với việc học của chính mình cũng như của người khác, và mong muốn được tiếp tục học tập và một ngày nào đó sẽ tiếp tục việc học của mình thông qua bằng cấp sau đại học.